Lạm phát tăng cao toàn diện.
Tính đến tháng 6/2021 là tháng thứ 9 liên tiếp chỉ số giá hàng hoá thế giới tăng so với tháng trước.
- Hàng hoá thế giới 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng 47,82% so với cùng kỳ năm 2020:
- Nhóm nguyên vật liệu đầu vào của ngành công nghiệp tăng 56,44%.
- Nhóm nhiên liệu tăng 81,72%.
- Chi phí logistics và vận chuyển quốc tế đều tăng cao, đặc biệt vận tải biển tăng đến 500% so với trước đại dịch.
Dự báo năm 2021 lạm phát của Mỹ đạt mức 2,3%, cao hơn mức 1,2% của năm 2020 và thấp hơn mức 2,4% của năm 2022. Lạm phát của Trung Quốc ở mức 1,2% và tăng lên mức 1,9% năm 2022.
Kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế khu vực và thế giới; sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giá cả trong nước đều chịu tác động rất mạnh từ tổng cầu của kinh tế thế giới cũng như từ biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu và tỷ giá hối đoái trong đó một tỷ trọng rất lớn đến từ nhập khẩu. Trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm tới 37%.
Lạm phát dưới góc nhìn chuyên gia.
Ông Vũ Trường Thắng, CEO Winhousing, là một nhà đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, ông đã dự báo: "Sự mất giá của đồng tiền và lạm phát tại Việt Nam sẽ xảy ra vào cuối năm 2022 và bước sang năm 2023. Thực tế đó là điều không tránh khỏi, chỉ là sớm hay muộn, nhanh hay chậm".
Liên quan đến dự báo về mốc thời gian lạm phát sẽ xảy ra, ông Thắng cho rằng, Việt Nam bị ảnh hưởng của Covid-19 muộn hơn nhiều nước. Đó là lý do mà ông đưa ra mốc thời gian lạm phát bùng nổ vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023 khi lượng tiền lớn bơm về nền kinh tế. Lượng tiền sẽ bao gồm: Nguồn vốn của nhà nước gồm đầu tư công, gói phục hồi nền kinh tế an sinh xã hội; Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam. Từ tác động của lượng tiền bơm vào nền kinh tế, hạ tầng sẽ được xây dựng nhiều hơn. Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp được đầu tư và thu hút nguồn vốn. Giá nguyên vật liệu, nhân công...tiếp tục tăng cao.
Raymond Dalio, Tỷ phú - nhà sáng lập công ty quản lý quỹ đầu tư lớn nhất thế giới Bridegwater Associates, được biết đến với quan điểm ưa chuộng nắm giữ tài sản hơn là tiền mặt mỗi khi các ngân hàng trung ương mạnh tay in tiền. “Những người thiệt hại nhiều nhất là những người giữ tiền mặt. Một số người phạm sai lầm khi nghĩ rằng mình đang trở nên giàu hơn khi thấy giá tài sản của mình tăng, mà không thấy rằng sức mua của họ đang bị xói mòn”- ông nhận định.
Raymond Dalio cho rằng ở những thời kỳ lạm phát cao, điều quan trọng hơn cả là nhà đầu tư cần xác định rõ mình mua được thứ gì với số tiền trong tay. “Ông trùm” cũng chia sẻ thêm: “Khi một lượng tiền và vốn tín dụng mới được tạo ra, tiền sẽ suy giảm giá trị, nên việc có thêm tiền chưa chắc đã mang lại nhiều của cải hơn hay sức mua lớn hơn”, ông Dalio viết và nói thêm rằng theo thời gian, tài sản thực sẽ trở thành một thứ giống như năng lực sản xuất. “Việc in tiền và bơm tiền không làm cho chúng ta giàu lên, nếu tiền đó không được sử dụng để tăng năng suất”.